GuidePedia

0

Cảnh báo đại dịch Ebola 'Ngoài tầm kiểm soát' đe dọa toàn thế giới

Theo công văn khẩn Bộ Y tế vừa gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành, virus Ebola gây bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao (90% số ca bệnh).
Để ngăn chặn dịch lây lan vào Việt Nam, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phối hợp với cơ quan chức năng tại cửa khẩu giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, đặc biệt đến từ quốc gia có dịch bệnh. Đồng thời thực hiện tốt việc giám sát tại cộng đồng và các cơ sở y tế. Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh do virus Ebola và có tiền sử đi về từ vùng dịch trong vòng 21 ngày, cơ quan liên quan cần thực hiện ngay các biện pháp cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm.
Vậy, dịch Ebola là gì? Tại sao căn bệnh này lại nguy hiểm đến như vậy ?
Sốt Ebola là gì?
Tin tưc van hoa Nhat ban
Virus Ebola
Bệnh do virus Ebola hay còn được biết đến như bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola, được phát hiện lần đầu tiên tại Sudan và Cộng hòa Congo vào năm 1976. Vì nó được phát hiện tại một khu làng ven sông Ebola, vậy nên người ta lấy tên con sông này để đặt cho nó. Đây là một trong những chủng virus nguy hiểm nhất thế giới, tổ chức Y tế thế giới cảnh báo tỉ lệ tử vong do Ebola có thể lên đến 90%.
Triệu chứng 
Triệu chứng của Ebola thường giống với những triệu chứng ốm, sốt như suy nhược, đau cơ, đau đầu và đau họng. Tiếp đến, bệnh nhân sẽ ói mửa, tiêu chảy và phát ban, suy giảm chức năng của thận và gan. Ebola cũng có thể gây ra chảy máu từ mắt, tai, mũi, miệng và trực tràng, làm sưng mắt và bộ phận sinh dục. Thông thường, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện rõ rệt từ 8 - 10 ngày sau khi tiếp xúc.
Ebola lây lan như thế nào?
Virus Ebola không lây qua đường không khí. Ebola có thể lây từ vật sang người và từ người sang người. Động vật được xác định là vật chủ mang virus là dơi, cụ thể ở đây là dơi quạ ăn quả. Từ dơi, vượn, khỉ hay lợn sẽ bị nhiễm virus Ebola và từ đó mang virus tới con người. Vậy nên, chúng ta có thể xác định trước một cách để phòng tránh Ebola, đó là tránh ăn thịt động vật hoang dã cũng như các loại thịt sống. Bệnh nhân đầu tiên mắc Ebola vào năm 1976 đã bị bệnh sau khi tiếp xúc với thịt khỉ và linh dương.
Với con người, Ebola lây lan qua các tiếp xúc trực tiếp với máu và chất tiết từ cơ thể như phân, nước bọt, tinh dịch hoặc chất nhờn. Ebola có thể lây qua các vết xước nhỏ hoặc những tiếp xúc từ niêm mạc của người lành với người bệnh, hoặc thậm chí là qua một vật trung gian như chăn đệm, ga giường, quần áo và kim tiêm. Đó cũng chính là lý do mà các cán bộ y tế tại Châu Phi là những người có nhiều nguy cơ bị nhiễm Ebola nhất.
Dịch bệnh Virus Ebola 2014 bắt nguồn từ Tây Phi
Tong hop tin tuc van hoa Nhat ban
Sơ đồ lây lan của dịch Ebola
Trong tháng 2 2014 tại các nước Tây Phi, Guinea, Sierra Leone và Liberia đã có những ca bệnh bị nghi ngờ là phát xuất từ bệnh Virus Ebola.
Virus Ebola xuất hiện trở lại hồi tháng 3/2014 tại Guinea, sau đó nhanh chóng lây lan tới Sierra Leone, Liberia và Nigeria. Đây là đợt bùng phát virus Ebola tồi tệ nhất trong 40 năm qua, kể từ khi trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh xuất hiện năm 1976 tại Cộng hòa Dân chủ Congo.
Tính đến ngày 1 tháng 8 năm 2014, theo Tổ chức Y tế Thế giới (W.H.O) có 729 người chết ở Tây Phi trong tổng số 1.300 người mắc bệnh virus Ebola. Tổng thống thống Nigeria cảnh báo nước này có hơn 30.000 người có nguy cơ mắc virus Ebola. Cùng trong ngày 3 quốc gia Tây Phi bị ảnh hưởng đã nhất trí thiết lập một vùng cách ly xuyên biên giới ở khu vực bùng phát dịch này.
Phương thức phòng tránh
Tin tuc moi nhat Nhat Ban
Cần hết sức đề phòng dịch Ebola
Virus Ebola lây sang người thông qua tiếp xúc với máu, chất tiết, bộ phận cơ thể hoặc dịch thể khác của người, động vật bị nhiễm bệnh. Để phòng bệnh, người dân cần thực hiện vệ sinh cá nhân (rửa tay bằng xà phòng, chất sát khuẩn…), tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh; không cầm, nắm các vật có thể đã tiếp xúc với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh trước đó
Cơ hội sống sót với dịch Ebola khoảng 40%
“Với AIDS, hiện tại chúng ta đã có một vài biện pháp cứu chữa và người bệnh sống lâu hơn, họ có hy vọng. Với Ebola, vào thời điểm này chúng ta không có hy vọng”. Lugli, một bác sĩ của tổ chức Bác sĩ không biên giới đang làm việc tại các vùng dịch cho biết.
Mặc dù Tổ chức Y Tế Thế Giới đã nâng tỉ lệ nguy cơ chết do Ebola lên tới 90%, nhưng không phải là không có cơ hội cứu chữa cho những người bị bệnh Ebola. Theo những con số mới nhất từ WHO thì đã có khoảng 40% bệnh nhân sống sót sau khi mắc Ebola. Tuy nhiên, những bệnh nhân này cần được phát hiện sớm để có sự chăm sóc kịp thời.
Dịch Ebola có nguy cơ lây lan tới toàn thế giới
Có! Ebola đang là một trong những mối đe doạ hàng đầu của cộng đồng quốc tế. Hiện tại, Ebola đang lan truyền với tốc độ chóng mặt tại khắp Tây Phi và khả năng nó vươn tới châu Âu, châu Mỹ và châu Á là hoàn toàn có thể. Hiện tại, nhà chức trách các nước đang ban bố lệnh cấm cũng như khuyến cáo các công dân nước mình tránh tới những nước châu Phi đang có dịch. Thậm chí, tại nhiều sân bay lớn, các biện pháp xét nghiệm đã rục rịch được chuẩn bị để phòng tránh tối đa Ebola xuất hiện.
Giới chuyên gia y tế cảnh báo, Ebola có thể lan sang cả châu Á và châu Âu. Hãng tin AFP cho hay, Hồng Kông đã thực hiện các biện pháp kiểm dịch đối với những trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh. Các biện pháp này được áp dụng dù trước đó, một người phụ nữ đến từ châu Phi được chẩn đoán âm tính với Ebola.
Về phần mình, Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố đã chuẩn bị sẵn sàng để điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm Ebola ở 28 nước thành viên. Ngoại trưởng Anh Philip Hammond đã chủ trì một cuộc họp đặc biệt để đánh giá tình hình bệnh dịch. Một số hãng hàng không châu Âu đã cắt các tuyến bay đến các nước đang bị ảnh hưởng bởi Ebola, dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không khuyến cáo hạn chế đi lại.
Thành Tuyên
Theo: Tinhay.vn

Post a Comment

Nhận xét của bạn

Bài viết mới nhất

 
Top