Cảnh báo nạn lừa đảo của người Việt ở Nhật.
Thật sự mình không muốn viết về đề tài này nhưng gần đây mình thấy có nhiều bạn đăng lên các diễn đàn kêu bị lừa mất tiền nhờ giúp đỡ, cũng như cảnh báo cho các bạn khác chú ý không bị lừa nữa. Có vẻ mỗi lần có các bạn mới sang thì số người bị lừa lại tăng lên nên mình viết bài này để các bạn cảnh giác hơn khi đăng ký điện thoại, đi xin việc, mua hàng online... để tránh bị lừa mất tiền. Mà các trường hợp bị lừa ở Nhật thường là số tiền khá lớn từ vài triệu đến vài chục triệu, đặc biệt gần đây có bạn mất tới 50 man yên ( hơn 100 triệu vnd) khi mua hàng qua mạng, còn các vụ 20 man hoặc vài man thì rất nhiều... Vì vậy mình viết bài này để chia sẻ cho các bạn cảnh giác tránh bị dính lừa mà mất tiền oan. Còn việc kêu gọi nhừng người đi lừa người khác không lừa nữa thì chẳng khác nào nước đổ đầu vịt vì khi đã lừa được một người thì ý định lừa người thứ 2, thứ 3 ...là khó tránh khỏi. Vì vậy trước hết các bạn hãy tự bảo vệ túi tiền của chính mình. Sau đây mình sẽ tổng hợp những cách thức mà những kẻ lừa đảo thường sử dụng để các bạn chú ý:
Thật sự mình không muốn viết về đề tài này nhưng gần đây mình thấy có nhiều bạn đăng lên các diễn đàn kêu bị lừa mất tiền nhờ giúp đỡ, cũng như cảnh báo cho các bạn khác chú ý không bị lừa nữa. Có vẻ mỗi lần có các bạn mới sang thì số người bị lừa lại tăng lên nên mình viết bài này để các bạn cảnh giác hơn khi đăng ký điện thoại, đi xin việc, mua hàng online... để tránh bị lừa mất tiền. Mà các trường hợp bị lừa ở Nhật thường là số tiền khá lớn từ vài triệu đến vài chục triệu, đặc biệt gần đây có bạn mất tới 50 man yên ( hơn 100 triệu vnd) khi mua hàng qua mạng, còn các vụ 20 man hoặc vài man thì rất nhiều... Vì vậy mình viết bài này để chia sẻ cho các bạn cảnh giác tránh bị dính lừa mà mất tiền oan. Còn việc kêu gọi nhừng người đi lừa người khác không lừa nữa thì chẳng khác nào nước đổ đầu vịt vì khi đã lừa được một người thì ý định lừa người thứ 2, thứ 3 ...là khó tránh khỏi. Vì vậy trước hết các bạn hãy tự bảo vệ túi tiền của chính mình. Sau đây mình sẽ tổng hợp những cách thức mà những kẻ lừa đảo thường sử dụng để các bạn chú ý:
Người Việt ở Nhật lừa nhau rất nhiều |
Đây là trường hợp những bạn không tự tìm được việc nên phải nhờ qua người khác giới thiệu, để giới thiệu việc thì người giới thiệu sẽ yêu cầu đưa giấy tờ như Thẻ ngoại kiều, thẻ học sinh, thẻ bảo hiểm ... Lúc này họ sẽ đem giấy tờ của bạn đi để đăng ký điện thoại để lấy máy mà bạn không hề biết cho đến khi có giấy báo đóng tiền gửi về nhà cho bạn. Cho đến giờ đã có rất nhiều trường hợp bị lừa theo cách này và số tiền phải trả hàng tháng sẽ từ vài man đến vài chục man, mà nếu bạn có ra nhà mạng cắt bỏ thì cũng mất rất nhiều tiền vì phải trả tiền máy (6-8 man/máy) và tiền phá hợp đồng (khoảng 1 man). Vì vậy các bạn phải hết sức cảnh giác với giấy tờ của mình.
Một bạn bị người giới thiệu việc lừa đăng ký 5 cái điện thoại |
Lời khuyên: nếu muốn tìm việc thì bạn nên lên trung tâm giới thiệu việc làm của Nhật hoặc qua những công ty uy tín, người quen tránh những người lạ, mới gặp hoặc nếu có thì bạn nên yêu cầu nộp hồ sơ, giấy tờ trực tiếp cho công ty khi phỏng vấn không nên đưa trước.
2) Lừa đăng ký điện thoại hộ rồi đăng ký nhiều máy:
Khi mới sang bạn muốn có điện thoại để liên lạc sớm mà không biết đi đăng ký thế nào!? Thì gặp ngay anh chị sang trước tốt bụng bảo đưa giấy tờ để mang đi đăng ký hộ cho! Thì bạn phải cẩn thận vì có nhiều trường hợp đi đăng ký điện thoại hộ tiện tay đăng ký thêm vài cái nữa mà người trả tiền đứng tên bạn, mà toàn là iphone... Thì mỗi tháng bạn sẽ phải trả vài man (Vài triệu vnd) đến vài chục man (vài chục triệu) tiền điện thoại đó, vì khi bạn đi cùng ký giấy tờ thì chỉ biết ký chứ không biết có thể lúc đó họ có thể đăng ký mấy cái mà bạn không biết..
Một bạn chia sẻ là người đi đăng ký có thể đăng ký nhiều máy một lúc. |
Lời khuyên: khi mới sang nếu không biết đi đăng ký điện thoại thì nên nhờ trường hoặc người quen, nếu anh em họ hàng thì càng tốt chứ không nên nhờ người lạ, mới gặp để tránh bị lừa nhé.
3) Lừa đi giới thiệu việc làm rồi lấy tiền giới thiệu (Shokai):
Đây là hình thức khá phổ biến vì khi các bạn mới sang, tiếng không rõ mà lại muốn đi làm nhanh nên nhờ qua trung gian giới thiệu nhưng mất phí thường từ 2 man đến 5 man, và để được giới thiệu việc thì họ thường yêu cầu các bạn nộp tiền giới thiệu trước, rồi mới dẫn các bạn đi phỏng vấn. Có nhiều trường hợp nộp tiền xong thì đợi mãi không thấy liên lạc hẹn ngày phỏng vấn hoặc hẹn hết ngày này đến ngày khác mà không thấy khả quan gì... Trong khi đó tiền lại nộp rồi. Tuy vậy cũng có nhiều bạn làm giới thiệu tử tế chứ không phải ai cũng vậy.
Lời khuyên: Nếu bạn định tìm việc qua người khác giới thiệu thì tốt nhất nên nhờ nhà trường, chỗ quen biết, những người sang trước, cùng quê giới thiệu, tránh trường hợp để người lạ, mới quen bảo đưa tiền trước rồi giới thiệu việc cho. Nếu có thể thì hãy thương lượng để khi nào bắt đầu đi làm thì mới trả tiền giới thiệu (shokaihi) là tốt nhất.
4) Lừa khi mua hàng qua mạng facebook:
Đây là hình thức khá phổ biến khi bạn mua hàng ở trên facebook, đặc biệt là những bạn ham rẻ mua hàng đá, nhiều bạn còn mua buôn từ nguồn này nên có bạn bị lừa mất 50 man (hơn 100tr) mà không biết kêu ai vì hàng đá thường là của các chú bộ đội nên hành tung rất bí ẩn khó tìm mà cũng không thể báo cảnh sát được vì mình cũng tiếp tay cho tội phạm. Hình thức lừa chủ yếu là rao bán các mặt hàng trên Facebook, khi bạn muốn mua thì phải gưir tiền thanh toán trước rồi mới gửi hàng. Nhưng khi bạn gửi tiền xong thì không thấy hàng về mà tung tích của người bán cũng biến mất cùng thì chứng tỏ bạn đã bị lừa! Hoặc khi bạn chuyển tiền xong cũng nhận được hàng gửi về nhưng không phải mà hàng bạn đặt mua, thay vào đó là cái khác có giá trị thấp hơn nhiều thì cũng chứng tỏ bạn đã bị lừa.
Đây là hình thức khá phổ biến khi bạn mua hàng ở trên facebook, đặc biệt là những bạn ham rẻ mua hàng đá, nhiều bạn còn mua buôn từ nguồn này nên có bạn bị lừa mất 50 man (hơn 100tr) mà không biết kêu ai vì hàng đá thường là của các chú bộ đội nên hành tung rất bí ẩn khó tìm mà cũng không thể báo cảnh sát được vì mình cũng tiếp tay cho tội phạm. Hình thức lừa chủ yếu là rao bán các mặt hàng trên Facebook, khi bạn muốn mua thì phải gưir tiền thanh toán trước rồi mới gửi hàng. Nhưng khi bạn gửi tiền xong thì không thấy hàng về mà tung tích của người bán cũng biến mất cùng thì chứng tỏ bạn đã bị lừa! Hoặc khi bạn chuyển tiền xong cũng nhận được hàng gửi về nhưng không phải mà hàng bạn đặt mua, thay vào đó là cái khác có giá trị thấp hơn nhiều thì cũng chứng tỏ bạn đã bị lừa.
Lời khuyên: khi mua hàng trên mạng thì bạn nên mua ở những trang lớn của Nhật hoặc những trang bán hàng uy tín mà bạn biết tránh những trang mới mở, thông tin không rõ ràng. Đặc biệt là không nên mua những hàng đá vì khả năng bị lừa là rất cao mà không kêu ai được thêm nữa bạn còn tiếp tay cho tội phạm gây mất hình ảnh người Việt tại Nhật. Khi mua mà phải gửi tiền trước thì bạn cần phải chú ý nắm bắt được thông tin người bán. Đặc biệt với khoản tiền lớn thì bạn nên yêu cầu gửi ảnh Thẻ ngoại kiều (Chú ý là thẻ còn giá trị sử dụng và có ghi địa chỉ hiện tại) và hộ chiếu để xác minh chủ tài khoản ngân hàng, chỉ gửi khi tên chủ tài khoản ngân hàng đúng với tên trên thẻ ngoại kiều và hộ chiếu. Nếu có thể được thì bạn có thể yêu cầu thanh toán khi nhận hàng.
Tóm lại: để tránh bị lừa ở Nhật thì bạn phải hết sức cảnh giác khi mới sang mà tiếng Nhật chưa sõi, và khi mua hàng trên mạng thì bạn nên mua ở những địa chỉ uy tín , nếu biết thì mua trực tiếp từ các trang của Nhật là tốt nhật. Còn khi bạn đi nhờ đăng ký, giới thiệu việc thì bạn nên nhờ nhà trường, người quen, anh em họ hàng mà bạn biết rõ không nên nhờ những người lạ, mới gặp tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Đây là một vài hình thức lừa đảo của người Việt ở Nhật mà mình biết, cũng có thể còn những trường hợp bị lừa khác mà mình không biết hy vọng các bạn góp ý thêm để mình thêm vào cảnh báo cho các bạn khác.
Nếu bạn thấy có ích thì hãy chia sẻ cho các bạn khác để tránh bị lừa nhé./
Post a Comment
Nhận xét của bạn